Đối với những ai mới bắt đầu tìm hiểu hoặc dự tính mua một con BeagleBone Black, có lẽ câu hỏi đâu tiên mỗi người đều tự thắc mắc là so sánh giữa BeagleBone Black và Raspberry Pi cái nào tốt hơn. Bài viết này sẽ liệt kê những điểm khác nhau cơ bản giữa chúng từ đó đưa ra một vài lời khuyên để lựa chọn phù hợp theo nhu cầu dự án của bạn.
Trước khi so sánh giữa BeagleBone và Raspberry Pi, hãy quay về lịch sử phát triển của Raspberry Pi và BeagleBone Black. Thế hệ đầu tiên của Raspberry Pi được ra mắt vào đầu tháng 2 năm 2012 – vào thời điểm đó không một ai biết rằng nó sẽ trở thành một cuộc cách mạng máy tính thu nhỏ (mini computer). Mục tiêu ban đầu rất đơn giản – làm cho máy tính có thể tiếp cận với giá cả phải chăng. Điều này giúp bạn hiểu mục đích sử dụng Raspberry Pi là gì đồng thời cũng trả lời một câu hỏi mà bạn đang muốn trả lời: BeagleBone Black và Raspberry Pi 3, cái nào tốt hơn?
Máy tính ngày nay rất dễ tiếp cận, ít nhất là đối với hầu hết bộ phận. Nhưng một chiếc máy tính mà bạn có thể tùy chỉnh để chạy bằng năng lượng cực thấp và có thể nằm gọn trong lòng bàn tay vào thời điểm đó là rất hiếm.Tất nhiên, trong khi Raspberry Pi tập trung vào việc tạo ra một sản phẩm tốt, dễ chỉnh sửa với giá cả phải chăng, thì vẫn có những người khác thích ý tưởng về một chiếc máy tính nhỏ – nhưng lại đòi hỏi thứ gì đó mạnh mẽ hơn.
Mặc dù hãng Raspberry Pi đã phát hành các bản cập nhật cho Raspberry Pi, bản mới nhất là Raspberry Pi 3 Model B ra mắt vào đầu năm 2016 . Họ không thực sự tập trung vào hiệu suất mà tập trung vào khả năng sử dụng. Còn BeagleBone Black là gì? Nó là một loại máy tính mới. Mặc dù còn thiếu kinh nghiệm, nhưng nó được bù lại dễ dàng bằng năng lực và hiệu suất. Với cả hai điều này, bạn sẽ có thể bối rối. Bạn muốn Raspberry Pi nguyên bản với tài liệu và cộng đồng hỗ trợ tuyệt vời của nó, hay bạn muốn tự ngồi mày mò BeagleBone Black với độ tự do cao hơn mà nó mang lại. Chúng ta hãy cùng nhau giải quyết vấn đề nan giải này – BeagleBone vs Raspberry Pi.
BeagleBone Vs. Raspberry Pi 3
Đoạn tóm tắt trên hẳn đã cho bạn một ý tưởng về những gì Raspberry Pi đang cố gắng thực hiện – đó là một chiếc máy tính chỉ lớn hơn thẻ tín dụng một chút, nhưng nó không mạnh lắm.
Raspberry Pi 3 Model B có giá $35, và Chromecast với cùng mức giá $35 nhưng cung cấp cho bạn ít chứ năng hơn nhiều. Pi 3 có thể hoạt động như một thiết bị Google Cast và hơn thế nữa, miễn là bạn sẵn sàng mày mò và biến nó thành một thứ gì đó. Với số lượng tài liệu và sự hỗ trợ đáng kinh ngạc, bạn có thể dễ dàng làm thành bất cứ thứ gì mình muốn với Raspberry Pi. Nếu như bạn nghĩ về một ý tưởng nào đó, thì có lẽ đã sẵn hướng dẫn cho nó.
Một lợi thế của Raspberry Pi là có thể khiến các quy trình phức tạp trở nên dễ dàng thậm chí đối với beginner, nhờ số lượng khổng lồ hướng dẫn và tài liệu cũng như cộng đồng đông đảo hỗ trợ. Raspberry Pi Foundation thậm chí còn xây dựng hệ điều hành Linux của riêng nó – Raspbian, đi kèm với tất cả phần mềm cần thiết trên Raspberry Pi được cài đặt sẵn. Không còn gì dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, BeagleBone Black lại không tập trung vào người mới bắt đầu, mà tập trung vào những người có kiến thức. Họ biết họ định làm gì với nó. Do đó đã đến lúc xem xét các thông số kỹ thuật thô và cứng của cả hai.
Specifications | Raspberry Pi Model 3 | BeagleBone Black |
Price | $35 | $45 |
Processor | 1.2 GHz 64/32-bit quad-core ARM Cortex-A53 | 1GHz TI Sitara AM3359 ARM Cortex A8 |
Memory | 1 GB LPDDR2 RAM | 512MB DDR3 RAM |
Storage | MicroSD | 4 GB onboard eMMC, MicroSD |
Đây không phải là toàn bộ thông số kỹ thuật, nhưng cho bạn có sự so sánh tổng quan giữa BeagleBone Black và Raspberry Pi 3. Mặc dù Raspberry Pi 3 có nhiều RAM hơn nhưng nó lại là RAM DDR2 chậm hơn so với DDR3 của BeagleBone Black. Tương tự, Raspberry Pi không có bộ nhớ trên mạch (onboard storage), nhưng BeagleBone có 4 GB bộ nhớ.
Những thay đổi nhỏ này khiến cho BeagleBone trở nên phù hợp. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn còn ở các chân GPIO. Các chân GPIO được sử dụng để tương tác với thế giới xung quanh, về mặt vật lý chúng chỉ là các chân kim loại, nhưng bạn có thể đưa dòng điện vào (input) hoặc lấy dòng điện ra từ chúng (output). Tương tác này cho phép bạn kết hợp Raspberry Pi hoặc BeagleBone Black với các phụ kiện khác – có thể là cảm biến, động cơ, công tắc; tương tác với thế giới vật lý được thực hiện với các chân này. Raspberry Pi có số lượng chân cắm khiêm tốn – 26, nhưng BeagleBone Black có số chân đáng kinh ngạc là 65. Đó là một sự khác biệt lớn, và đó cũng là câu trả lời cho sự lựa chọn này.
Raspberry Pi vs BeagleBone Black – Cái nào dành cho bạn
Giữa Raspberry Pi va BeagleBone Black, bạn có quyền chọn giải pháp nào tốt nhất cho mình. Raspberry Pi có tài liệu và hỗ trợ tốt hơn, trong khi BeagleBone Black mang đến cho bạn nhiều khả năng tự do mở rộng phần cứng hơn.
Câu trả lời giờ trở nên khá rõ ràng. Nếu bạn đang muốn xây dựng một dự án phần mềm mà không cần tương tác nhiều với phần cứng thì giải pháp là bạn nên sử dụng Raspberry Pi chính vì tài liệu và cộng đồng hỗ trợ của nó. Mặc dù RAM thế hệ cũ nhưng nó hoàn toàn có khả năng xử lý hầu hết các tác vụ. Nếu muốn tương tác với môi trường bên ngoài bằng rất nhiều cảm biến và động cơ, thì bạn sẽ được nhiều lợi ích từ các chân GPIO bổ sung trên BeagleBone Black.