Người Đóng Góp Cá Nhân (Individual Contributor) là gì?

Một tổ chức có thể thuê những người đóng góp cá nhân (IC – Individual Contributor) để tập trung vào một dự án hoặc một khía cạnh của công ty. Những người đóng góp cá nhân là những nhân viên không đảm nhiệm vai trò quản lý trong một tổ chức mà thay vào đó, quản lý nhóm-một-người của họ về các dự án và nhiệm vụ. Nếu bạn muốn được thuê làm người đóng góp cá nhân, thì bạn cần phải phát triển các kỹ năng hữu ích tại nơi làm việc.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá bộ kỹ năng của một cộng tác viên cá nhân và cách để thành công trong một buổi phỏng vấn dành cho một cộng tác viên cá nhân.

Cộng tác viên cá nhân là gì?

Đúng như tên gọi, người đóng góp cá nhân là một chuyên gia không có trách nhiệm phải quản lý, đóng góp cho tổ chức một cách độc lập để giúp hỗ trợ các mục tiêu và sứ mệnh của tổ chức. Mặc dù họ thường phải báo cáo cho người nào đó trong tổ chức, nhưng một người đóng góp cá nhân không chịu trách nhiệm quản lý bất kỳ ai ngoại trừ chính họ. Họ có thể là người quản lý quy trình hoặc dự án mà họ có thể hoàn thành với tư cách là thành viên của nhóm hoặc cá nhân, nhưng không chịu trách nhiệm quản lý một nhóm người.

Sự khác biệt giữa người đóng góp cá nhân và người quản lý

Cả người đóng góp cá nhân (individual contributor) và người quản lý (manager) đều có trách nhiệm quản lý, nhưng người đóng góp cá nhân thực hiện tự-quản-lý nhiều hơn. Người quản lý chịu trách nhiệm về một nhóm người, có thể bao gồm những người đóng góp cá nhân cũng như các dự án và quy trình mà họ đang thực hiện. Những người đóng góp cá nhân quản lý nhiều tác vụ xúc giác (tactile task) hơn, chẳng hạn như sắp xếp các tệp trực tuyến. Ngược lại, người quản lý đảm nhận các nhiệm vụ mang tính chiến lược hơn như phát triển các nhóm dự án và tập trung vào các mục tiêu tăng trưởng.

Bởi vì những người đóng góp cá nhân không chịu trách nhiệm về một nhóm người như những người quản lý, họ có nhiều thời gian hơn để cống hiến cho việc mài giũa kỹ năng của mình và trở thành chuyên gia trong công việc của mình. Các nhà quản lý thường phải tham dự các cuộc họp mà người đóng góp cá nhân không tham gia, chẳng hạn như các cuộc họp về ngân sách và quan hệ nhân viên. Người quản lý cũng có thể giao trách nhiệm cho từng người đóng góp làm và đảm bảo họ hoàn thành nhiệm vụ.

Kỹ năng hữu ích cho người đóng góp cá nhân

Khi xem xét con đường sự nghiệp của một người đóng góp cá nhân, bạn sẽ muốn phát triển những kỹ năng này để thành công tại chỗ làm:

  • Giao tiếp
  • Quản lý thời gian
  • Hợp tác
  • Khả năng duy trì quyền tự chủ
  • Tổ chức

Giao tiếp

Với tư cách là một cá nhân đóng góp, bạn chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ và dự án của riêng mình, nhưng bạn vẫn muốn duy trì giao tiếp cởi mở với đồng nghiệp, người quản lý và thành viên của các bộ phận khác. Điều quan trọng là bạn phải trở thành một phần tích cực tại nơi làm việc vì bạn có thể cần chia sẻ thông tin với người khác và bạn sẽ muốn có một mối quan hệ công việc lành mạnh để mọi cuộc họp có thể diễn ra suôn sẻ.

Ví dụ: nếu bạn đang nỗ lực cải tiến công nghệ đằng sau ứng dụng xin vay tại ngân hàng của mình, bạn có thể cần trao đổi với nhân viên cho vay về cách khách hàng nên xử lý quy trình mới. Đảm bảo rằng bạn có mối quan hệ làm việc tích cực với những đồng nghiệp liên quan trực tiếp đến công việc bạn sản xuất sẽ giúp giới thiệu mọi thông tin cập nhật mà không gặp nhiều vấn đề.

Quản lý thời gian

Những người đóng góp cá nhân thường làm việc một mình, vì vậy điều quan trọng là bạn có thể quản lý thời gian của mình một cách hợp lý. Hãy cân nhắc việc sử dụng hệ thống lịch để đặt ngày đến hạn cho các bước chính hướng tới việc hoàn thành dự án hoặc dành thời gian để bạn hoàn thành tất cả các nhiệm vụ được giao. Mặc dù người đóng góp cá nhân là nhóm-một-người, nhưng những người hoặc phòng ban khác có thể dựa vào công việc của bạn để hoàn thành công việc của họ.

Nếu bạn có thể quản lý thời gian của riêng mình, thì bạn có thể khẳng định mình là một thành viên có giá trị trong nhóm mà các đồng nghiệp khác có thể dựa vào để thực hiện công việc ổn định.

Hợp tác

Cũng quan trọng như kỹ năng giao tiếp, sự hợp tác cũng vậy. Nếu bạn tham gia vào một dự án nhóm, yêu cầu mỗi cá nhân phải hoàn thành một phần cụ thể của dự án đó, thì cần sự hợp tác để đạt mục tiêu của nhóm là hoàn thành dự án đúng thời hạn. Để thể hiện những nỗ lực hợp tác, hãy làm việc với những người khác có thể cần sự giúp đỡ của bạn để hoàn thành nhiệm vụ hoặc hiểu được một phần công việc của họ. Bạn cũng có thể là một người tích cực trong một cuộc họp nhóm và đưa ra giải pháp cho các vấn đề mà các thành viên trong nhóm đề cập.

Khả năng duy trì quyền tự chủ

Một cá nhân đóng góp có thể có nhiều quyền tự chủ hơn người quản lý. Vì vậy, điều quan trọng là có thể làm việc một mình trong thời gian dài mà vẫn đạt được hiệu quả công việc và tạo ra công việc chất lượng cao. Quyền tự chủ yêu cầu bạn tự-quản-lý thời gian, khả năng chuyển sang các kế hoạch dự phòng và làm việc trên nhiều dự án cùng một lúc mà không cần quy tắc.

Tổ chức

Những người đóng góp cá nhân có thể quản lý nhiều dự án hoặc nhiệm vụ cùng một lúc, vì vậy việc sắp xếp ngăn nắp là rất quan trọng để đảm bảo bạn hoàn thành tất cả công việc của mình đúng thời hạn. Một không gian làm việc có tổ chức sẽ giúp bạn tập trung vào danh sách việc-cần-làm vì sẽ có ít phiền nhiễu hơn khiến bạn rời xa nhiệm vụ đang thực hiện.

Làm thế nào để thành công trong một cuộc phỏng vấn cho một người đóng góp cá nhân

Nếu bạn đang ứng tuyển vào vai trò người đóng góp cá nhân, bạn sẽ muốn đảm bảo rằng mình nổi bật trong quá trình phỏng vấn bằng cách làm theo các mẹo sau:

  1. Là chính mình.
  2. Giải thích cách tự-quản-lý của bạn.
  3. Mô tả cách bạn làm việc với một nhóm.
  4. Giải thích phương pháp ưu tiên các nhiệm vụ của bạn.
  5. Hãy chuẩn bị để trả lời các câu hỏi cụ thể.

1. Hãy là chính mình

Một trong những cách tốt nhất để thành công trong cuộc phỏng vấn với tư cách là một người đóng góp cá nhân đó là hãy là chính mình, để người quản lý tuyển dụng có thể nghĩ xem bạn sẽ phù hợp với văn hóa của công ty như thế nào. Văn hóa công ty mạnh mẽ giúp thúc đẩy tinh thần đồng đội và duy trì các giá trị của công ty, và người quản lý nên ghi nhớ điều này khi đưa ra lựa chọn tuyển dụng của mình.

2. Giải thích tự-quản-lý của bạn

Người quản lý chịu trách nhiệm cho công việc dựa trên nhiệm vụ nhiều hơn. Họ có thể dành thời gian giải quyết các mối quan hệ với nhân viên hoặc chuẩn bị cho một cuộc họp toàn công ty, vì vậy họ đang tìm kiếm những cá nhân đóng góp mà họ có thể tin tưởng để hoàn thành dự án đúng thời hạn và với ít sự giám sát.

3. Mô tả cách bạn làm việc với nhóm

Mặc dù những người đóng góp cá nhân có thể làm việc một mình nhưng vẫn có thể có cơ hội làm việc với những người khác trong văn phòng. Trong cuộc phỏng vấn của bạn, hãy giải thích cách bạn đã làm việc trong một nhóm trước đây, mô tả dự án là gì và những thành công chung mà bạn đã trải qua. Giải thích xem bạn đảm nhận vai trò lãnh đạo trong nhóm hay đi theo sự chỉ đạo của người khác.

4. Giải thích phương pháp sắp xếp thứ tự ưu tiên của bạn

Việc tự quản lý yêu cầu bạn ưu tiên các nhiệm vụ một cách hợp lý để đảm bảo tất cả công việc của bạn được hoàn thành. Người quản lý tuyển dụng sẽ muốn biết bạn thực hiện việc này như thế nào, vì vậy hãy giải thích các phương pháp bạn đã áp dụng để hướng dẫn bạn trong ngày làm việc. Đây có thể là một hệ thống lịch hoặc có thể liên quan đến việc nói chuyện với các bên liên quan của dự án về những gì họ muốn ưu tiên. Mô tả các tình huống khác nhau mà bạn đã tham gia để thể hiện khả năng xử lý nhiều dự án và thời hạn của bạn.

5. Sẵn sàng trả lời các câu hỏi cụ thể

Với tư cách là một cá nhân đóng góp, bạn có thể đã học được tất cả về phần mềm mới hoặc đã có nhiều năm kinh nghiệm thiết kế đồ họa cho quảng cáo trực tuyến. Để đảm bảo bạn là người phù hợp cho công việc, người quản lý tuyển dụng có thể hỏi những câu hỏi cụ thể về kinh nghiệm giúp bạn trở thành chuyên gia về một lĩnh vực nào đó. Ví dụ: người quản lý có thể hỏi bạn về kinh nghiệm viết code của bạn. Hãy chuẩn bị đề cập đến các ngôn ngữ code mà bạn đã sử dụng, để người quản lý có thể hiểu kinh nghiệm của bạn nhiều hơn và cảm thấy tin cậy khả năng của bạn.

Nguồn What Is an Individual Contributor? (Definition and Examples)

Icons made by Freepik from www.flaticon.com