Open source (mã nguồn mở), thời sinh viên mình có suy nghĩ dựa vào nó để làm mọi thứ, có khi còn nghĩ có thể dùng để chế cái gì đó đem bán. Nhưng có đúng là dễ dàng như vậy không? Nếu ta cho mình quyền sử dụng miễn phí công sức trí tuệ của người khác để phát minh thứ của mình, vậy theo lý này những thứ ta làm ra dựa trên những phần mềm miễn phí này cũng đều PHẢI miễn phí. Đúng không ?
Đúng vậy thật ra nó đã được quy định trong luật sử dụng open source từ lâu 😂. Ví dụ trong đó quy định rằng bất kỳ sản phẩm thương mại nào nếu có một phần code thuộc open source thì toàn bộ phần code khác của sản phẩm đó đều bị biến thành open source, đồng nghĩa là phần software phải miễn phí và được public cho toàn thế giới xem, kể cả đối thủ cạnh tranh. Nếu sản phẩm đó có phần hardware (vd như một con robot) thì chỉ còn thu lợi được từ việc bán hardware.
Vậy điều gì xảy ra nếu open hardware luôn 😂 , các bạn SV thử google khái niệm này nhé!
Thực tế là các cty lớn rất cẩn thận trong việc sử dụng open source và có thể cấm nhân viên sử dụng thư viện open source (API, driver,…) những thứ mà thời SV chúng ta quen download từ github về xài cho arduino, raspberry chẳng hạn 😌. Họ có một team để develop mọi thứ hoặc mua các software có bản quyền cần thiết cho product. Như mua một Real-time OS (close source) từ một cty khác. Intigrity RTOS là một vd về OS có bản quyền.
Vậy các bạn SV còn ôm mộng ra lập nghiệp bằng open source không, thật ra ở VN có thể không bị phạt nếu bạn chỉ kinh doanh quy mô nhỏ và không đăng kí đủ. Nhưng nếu việc làm ăn phát triển, sản phẩm đắt khách, và bạn muốn bán ra nước ngoài, thì lúc này bạn bắt buộc phải chơi theo luật quốc tế và tự cải tổ mọi thứ. Bạn sẽ thấy chi phí sản xuất software không còn free và rẻ nữa. 😂
Bài viết theo quan điểm cá nhân, viết ngẫu hứng nên cũng chưa tìm hiểu kỹ về luật sử dụng open source. Chỉ mong qua bài này độc giả biết thêm một khái niệm và tự đào sâu nhé 😜
(27/9/2022)